Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi

Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, việc bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng đối với người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi bao gồm 7 Chương và 39 Điều. Cụ thể là, Chương 1: Những quy định chung, gồm 10 Điều; Chương II: Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 3 Điều; Chương III: hoạt động bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 15 Điều; Chương IV: Bảo hiểm tiền gửi, gồm 4 Điều; Chương 5: hoạt động thông tin báo cáo, gồm 2 Điều; Chương VI: thanh tra, khiếu nại về bảo hiểm tiền gửi, gồm 2 Điều; Chương VII: Điều khoản thi hành, gồm 3 Điều.
Một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi so với quy định hiện hành về bảo hiểm tiền gửi, thể hiện:
Một là, về loại tiền được bảo hiểm, theo dự thảo chỉ là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới các hình thức tiền gửi theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi do cá nhân là người có vốn hoặc chức danh quản lý tại tổ chức tín dụng hoặc tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành, nhằm thực hiện thống nhất chính sách quản lý ngoại hối Việt Nam và mục tiêu chỉ sử dụng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
Hai là, về phí bảo hiểm tiền gửi, theo dự thảo sẽ do Chính phủ quyết định khung phí bảo hiểm tiền gửi để phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ. Trên cơ sở khung phí này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí cụ thể cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền dựa trên đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng.
Ba là, về hạn mức trả tiền bảo hiểm, dự thảo giao Chính phủ quy định và điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm theo từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bốn lá, về mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi, hiện nay trong dự thảo đưa ra hai phương án: (i) giữ nguyên mô hình Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập như hiện nay và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý nhà nước; (ii) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập và quản lý nhà nước, trực thuộc cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm là, về mô hình hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, theo dự thảo sẽ xây dựng theo mô hình giảm thiểu rủi ro, Trong đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể tham gia vào quá trình giám sát từ xa trên cơ sở thông tin của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhận được từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, dự thảo Luật (tại Khoản 12 Điều 13) quy định tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt, thanh lý, xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi... theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện dự thảo Luật Hợp tác xã đang được Quốc hội khóa XIII tổ chức họp lấy ý kiến lần cuối và dự kiến sẽ thông qua trong Quý III năm 2012. Dự kiến, Luật Bảo hiểm tiền gửi sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2013. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo hiểm tiền gửi thì dự thảo quy định thêm lộ trình thực hiện như sau: (i) chứng nhận bảo hiểm tiền gửi được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục có giá trị sử dụng; (ii) các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Tin đã đăng
- Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi
- Dự án Luật Giám định tư pháp
- Hướng dẫn vận chuyển hàng nguy hiểm
- Vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ giám sát vận hành thị trường điện trong thời gian tới
- Dự thảo Nghị định mới về quản lý Internet
- Dự thảo Luật Việc làm: bổ sung chế độ hỗ trợ duy trì việc làm
- Việc xin ý kiến Quốc hội về dự án luật trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội được tiến hành dưới hình thức hội nghị truyền hình trực tuyến
- Phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế biến gỗ mới được phép hoạt động kinh doanh chế biến gỗ
- Quy định của pháp luật Việt Nam về xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu trong so sánh với pháp luật chống bán phá giá của các nước trên thế giới
- THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030- MỘT YÊU CẦU BỨC THIẾT ĐỐI VỚI AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY